Rửa tiền ở Việt Nam là gì? Những thủ đoạn của các cá nhân hay tổ chức kinh doanh thường sử dụng để tham gia rửa tiền hiện nay? Cách thức xử lý tội rửa tiền theo quy định luật pháp Việt Nam ra sao? Cùng chuyên mục tài chính kinh doanh đi giải đáp câu hỏi này nhé.
Rửa tiền ở Việt Nam (Money laundering) là các cá nhân hay tổ chúc thực hiện hành vi biến đổi thu nhập phi pháp thành tài sản của mình. Mà không để cho các cơ quan công quyền truy ra nguồn gốc số tiền phi pháp ấy. Có thể nói hành vi rửa tiền hiện nay không phải là một hiện tượng mới. Hoạt động này đã bùng nổ ở nhiều quốc gia và gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cho nên kinh tế và xã hội, nhất là ở các nước đang phát triển.
Theo một số đánh giá của nhiều chuyên gia thì các hình thức sử dụng tiền bẩn để rửa tiền ở nước ta được chia ra 4 thủ đoạn phổ biến nhất đó là:
Một số phương thức chủ yếu của tội phạm sử dụng để rửa tiền là thường chia nhỏ, chuyển tiền nhiều lần và chuyển các khoản tiền với số lượng nhỏ vào nhiều tài khoản khác nhau nhằm tránh sự chú ý của cơ quan chức năng về giao dịch.
Đây là hình thức dịch vụ ngầm chuyển tiền bẩn ra nước ngoài thu phí trên tổng số tiền chuyển đi với hình thức giả mạo thanh toán giao dịch thông qua hàng hóa hay các dịch vụ trong thương mại quốc tế. Có nghĩa là các đối tượng sẽ biến số tiền bất hợp pháp thành hợp pháp. Nguồn gốc tiền này sẽ được rửa sạch vì mang danh nghĩa thanh toán quốc tế thông qua ngân hàng. Không nhất thiết số tiền này có xuất xứ từ Việt Nam mà các đối tượng phạm tội có thể được chuyển từ nước ngoài về rồi bằng hoạt động chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài.
Việc mua các bất động sản hoặc các tài sản có giá trị lớn như: kim cương, túi sách, đồng hồ hàng hiệu… là một trong các phương thức chủ yếu của các đối tượng thực hiện để rửa tiền. Theo đó, các đối tượng này sẽ mua đi bán lại tài sản nhiều lần, ở nhiều nơi, gây nên khó khăn cho công tác truy vết tài sản nguồn
Tại Việt Nam, các loại tiền ảo như không được công nhận là tiền tệ và không phải là phương tiện được thanh toán hợp pháp theo quy định pháp luật. Lợi dụng điều này nhiều cá nhân tổ chức đã thực hiện hành vi rửa tiền qua các loại tiền điện tử như: Bitcoin (BTC), Binance coin (BNC), ETH,…
Các giao dịch tài chính kinh doanh tại Việt Nam vẫn còn dựa nhiều vào tiền mặt với số lượng lớn. Vì thế gây ra nhiều khó khăn trong việc truy xuất nguồn gốc dòng tiền. Trong khi số luợng tiền mặt còn nhiều trong dân cũng đồng nghĩa với sự tồn tại của một nền kinh tế ngầm mà Nhà nước chưa thể kiểm soát hết được.
Công tác quản lý của một số cơ quan chức năng liên quan đến việc mua, bán tiền ảo qua các ứng dụng của nước ngoài còn yếu kém, khiến các đối tượng xấu dễ dàng chuyển tiền hoặc rửa tiền thông qua tiền ảo.
Ngoài ra, nguyên nhân chính thường phát sinh tội phạm xuất phát từ ý chí chủ quan của người phạm tội. Động cơ rửa tiền ở Việt Nam xuất phát từ yếu tố vật chất hoặc sự thiếu hiểu biết của đối tượng hoặc các đối tượng coi thường quy định của pháp luật, muốn được hưởng lợi ích từ khoản tiền bất hợp pháp đem lại.
Nói đến rửa tiền ở Việt Nam không thể không nhắc đến các vụ án gây chấn động dư luận cũng như công chúng đó là:
Vụ án liên quan đến công ty Địa ốc Alibaba từng gây xôn xao dư luận năm 2019. Trong vụ việc này, hơn 6.700 khách hàng đã giao dịch để Công ty CP Địa ốc Alibaba thu hơn 2.500 tỷ đồng.
Năm 2019, vụ án số 27/C03-P14, xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường (Công ty Nhật Cường). Ngày 14/5/2019, Cơ quan điều tra nhà nước đã ra quyết định khởi tố 10 bị can về các tội danh khác nhau gồm ” Buôn lậu ” theo Điều 188 Bộ LHS năm 2015 và tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.
Vụ án ” Đánh bạc nghìn tỷ ” năm 2018 đã từng gây chấn động khắp cả nước do đối tượng Nguyễn Văn Dương (Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao – CNC) và đối tượng Phan Sào Nam (Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc – Công ty VTC online) đây là 2 người cầm đầu đường dây chơi game nghìn tỷ đã cùng bị truy tố về 2 tội “Tổ chức chơi game” và “Rửa tiền”.
Trên đây là những giải đáp chi tiết nhất về rửa tiền ở Việt Nam là gì? Một số nguyên nhân và thủ đoạn mà các đối tượng hay sử dụng để luồn lách số tiền bất hợp pháp của mình nhằm tránh né các quy định của Pháp Luật. Hy vọng những thông tin này đã giúp ích cho bạn đọc.
Xem thêm các bài viết soi cầu khác: