Khung thành bóng đá 11 người rộng bao nhiêu mét?

Khung thành bóng đá là kiến thức quá quen thuộc nhưng liệu bạn có chắc nắm chắc về thông tin này? Hãy cùng kênh trực tiếp bóng đá XOILAC tìm hiểu thông qua bài viết sau đây:

Khung thành bóng đá là gì?

Một trận đấu bóng đá trực tiếp không phải được phân định vào việc đội bóng nào thi đấu hay hơn, cầm bóng nhiều hơn hay cầu thủ xuất sắc hơn. Thay vào đó, những tiêu chí ấy đều vô nghĩa nếu như đội bóng không thể đưa bóng vào khung thành của đối phương.

Kết cục thắng thua của một trận đấu được quyết định khi một đội có nhiều lần đưa bóng vào khung thành đối phương nhiều hơn. Có nghĩa rằng, khung thành là khái niệm vô cùng quan trọng trong bóng đá.

Khung thành trong bóng đá được định nghĩa là một khung hình chữ nhật ở bên trong gắn lưới (hoặc không). Nó được đặt ở chính giữa đường biên ngang cuối sân bóng ở hai đầu sân (mỗi đội có một khung thành).

Khung thành của hai đội được đặt đối diện nhau và có kích thước bằng nhau. Điều đó tạo nên sự công bằng cho cả hai đội bóng.

Kích thước khung thành bóng đá 11 người tiêu chuẩn là bao nhiêu?

FIFA đã quy định rõ về tiêu chuẩn khung thành ở từng loại sân như sân 5, sân 7, sân 11 người… Trong đó, do kích thước sân bóng 11 người là lớn nhất nên khung thành ở sân 11 người cũng lớn nhất.

Khung thành cao bao nhiêu mét

Khung thành cao bao nhiêu mét

Chiều rộng của khung thành (tính khoảng cách ở hai mép phía trong cột dọc) là 7,32 mét.

Chiều cao của khung thành (tính từ đất lên mép dưới xà ngang) là 2,44 mét.

Độ sâu khung thành (độ căng của lưới phía trong) là 1,5 mét.

Cũng theo quy định của FIFA, chiều rộng cột dọc và xà ngang không được quá 12cm. Cột dọc và xà ngang phải được sơn màu trắng để dễ nhận biết.

Phần lưới ở phía trong phải được mắc một cách chắc chắn, đảm bảo độ căng thích hợp. Có quy định này bởi nó có thể gây cản trở tới thủ môn. Lưới chắn phải làm bằng chất liệu tốt, tránh trường hợp tranh cãi (xem bóng vào lưới hay chưa).

Công nghệ bóng đá ra đời, một bước tiến mới

Cũng do tính chất “sinh tử” của việc đưa bóng vào khung thành đối phương nên trong quá khứ xuất hiện rất nhiều tình huống tranh cãi xem bóng đã đi qua vạch vôi của khung thành hay chưa.

Có thể kể đến một vài “bàn thắng ma” nổi tiếng như của Geoff Hurst ở trận gặp Tây Đức tại chung kết World Cup 1966, của Luis Garcia trong trận đấu với Chelsea ở Champions League 2005, của Lampard trong trận gặp Đức ở World cup 2010.

Do đó, càng ngày, thế giới bóng đá càng đòi hỏi sự chính xác để xác định bóng đã đi vào khung thành hay chưa.

Đã có một vài giải pháp được đưa ra như việc sử dụng trọng tài đứng ở phía sau cầu môn. Thế nhưng, vẫn có một vài tình huống mà mắt thường không thể quan sát được.

Ngày nay, hầu như nhiều trận đấu bóng đá đỉnh cao đã sử dụng công nghệ goal-line. Có hai loại công nghệ goal-line được sử dụng phổ biến là camera nhận biết và cảm biến từ trường.

Camera nhận biết là việc lắp đặt hệ thống camera dày đặc để quan sát được cả những góc chết ở khung thành. Cảm biến từ trường là việc cấy thêm chip vào quả bóng và xây dựng những vùng từ trường bao quanh khung thành.

Nhìn chung, sự chính xác của công nghệ goal-line lên tới 100%. Chỉ mất vài giây là công nghệ goal-line có được xác định được bàn thắng có hợp lệ hay không vào báo vào đồng hồ của trọng tài.

 

"Chú ý: Các bộ số chỉ dùng cho mục đích tham khảo, bạn nên cân nhắc trước khi chơi và không chơi lô tô vì đó là bất hợp pháp, chỉ nên chơi lô tô do nhà nước phát hành vừa vui vừa đảm bảo ích nước lợi nhà bạn nhé."