Vốn chủ sở hữu là gì? Có những loại hình thức vốn chủ sở hữu nào hiện nay

Trong bất ý một công ty hay doanh nghiệp nào khi hình thành đều cần phải có một nguồn vốn nhất định? Trong đó số vốn này thường được chia làm 2 loại chính đó là vốn chủ sở hữu và vốn nợ. Vậy vốn chủ sở hữu là gì? Hãy tìm hiểu thông tin này qua bài viết dưới đây.

Vốn chủ sở hữu là gì

Vốn chủ sở hữu là gì? Đây là nguồn vốn tự có của công ty hay doanh nghiệp khi bắt đầu thành lập. Nguồn vốn này có thể do các thành viên trong công ty, doanh nghiệp đóng góp hay các cổ đông đóng góp. Trên thực tế nguồn vốn này được các chủ sở hữu đóng góp để đưa doanh nghiệp vào vận hành.

Vốn chủ sở hữu là gì

Vốn chủ sở hữu được coi là nguồn vốn thường xuyên của công ty. Nếu công ty đó hoạt động kinh doanh có lãi thì lãi có thể được chia có các cổ đông hoặc dành để phát triển kinh doanh. Nếu hoạt động kinh doanh thua lỗ thì vốn chủ sở hữu sẽ được cho chủ nợ.

Công thức tính vốn chủ sở hữu là gì

Vốn chủ sở hữu của một công ty hay doanh nghiệp ất kỳ được xác định bằng tất cả các tài sản của doanh nghiệp. Ví dụ như tiền, các khoản đầu tư kinh doanh, hàng hóa, đất đai, nhà cửa,… sau đó trừ đi các khoản nợ của doanh nghiệp.

Vốn chủ sở hữu = Tài sản – Nợ phải trả.

Nguồn vốn chủ sở hữu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hoạt động tài chính kinh doanh của doanh nghiệp đó. Trong trường hợp vốn chủ sở hữu bị âm là do công ty làm ăn thua lỗ liên tục hay số tiền nợ phải trả vượt quá vốn góp thì doanh nghiệp cần cân nhắc đến việc tiếp tục hoạt động hay không.

Vốn chủ sở hữu bao gồm những gì?

Vốn chủ sở hữu sẽ được thể hiện rõ ràng trong các báo cáo kinh doanh của doanh nghiệp đó. Theo quy định của Pháp Luật về vốn chủ sở hữu, tùy từng doanh nghiệp khác nhau mà loại vốn này sẽ gồm những thành phần riêng. Về cơ bản, vốn chủ sở hữu sẽ được cấu thành từ một vài yếu tố sau:

Vốn chủ sở hữu là gì 1

– Vốn từ cổ đông: Khoản vốn được góp thực tế từ cổ đông, thông tin vốn ghi rõ trong điều lệ công ty.

– Lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh: Khoản lợi nhuận còn lại sau thuế chưa chia.

–  Thặng dư vốn cổ phần: Đây là khoảng chênh lệch giá cổ phiếu lúc phát hành ban đầu với mệnh giá hiện tại.

–  Các quỹ doanh nghiệp: Một số quỹ như: Quỹ dự phòng, quỹ đầu tư phát triển… được hình thành với tỷ lệ không vượt quá quy định pháp luật.

–  Chênh lệch tỷ giá hối đoái: đây là các giao dịch phát sinh bằng đồng ngoại tệ…

–  Chênh lệch đánh giá tài sản bao gồm: Chênh lệch đánh giá lại số tài sản mà doanh nghiệp đang sở hữu (tài sản cố định, bất động sản đầu tư, hàng tồn kho…)

–  Một số nguồn khác: Cổ phiếu quỹ (giá trị cổ phiếu do doanh nghiệp mua lại), nguồn kinh phí sự nghiệp…

Trong số các vốn sở hữu trên thì nguồn vốn cổ đông và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn nhất. Còn nguồn chênh lệch giá, đánh giá lại tài sản hay nguồn khác có tỷ trọng rất nhỏ trong vốn doanh nghiệp.

Một vài hình thức vốn chủ sở hữu doanh nghiệp hiện nay

Với từng loại hình doanh nghiệp thì hình thức vốn sở hữu sẽ có sự khác biệt. Dưới đây là một vài hình thức vốn chủ sở hữu theo mô hình kinh doanh được liệt kê như:

–  Công ty trách nhiệm hữu hạn: Nguồn vốn được hình thành từ các thành viên tham gia thành lập công ty góp.

–  Doanh nghiệp nhà nước: Nguồn vốn hoạt động do chính nhà nước đầu tư.

–  Công ty hợp danh: Doanh nghiệp có ít nhất từ 2 thành viên hợp danh tham gia góp vốn thành lập công ty.

–  Công ty cổ phần: Nguồn vốn được lấy từ các cổ đông là chủ sở hữu của doanh nghiệp.

–  Doanh nghiệp liên doanh/xí nghiệp liên doanh: Là sự đóng góp vốn giữa các doanh nghiệp trong hoặc ngoài nước với nhau.

–  Doanh nghiệp tư nhân: Vốn do chính chủ doanh nghiệp tự bở tiền ra đóng góp.

Hy vọng những giải đáp về vốn chủ sở hữu là gì trên đây sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về câu hỏi này.